KIỂM ĐỊNH - PHẦN II - ĐẶT VẤN ĐỀ


PHẦN II. TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
          1. Tình hình của nhà trường:                                                            
Trường Mầm non 24A được thành lập theo Quyết định số1141/QĐ-UB ngày 02 tháng 8 năm 1997 của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh về việc sắp xếp mạng lưới giáo dục.
Quyết định số 96/QĐ-UB ngày 14/02/2003 của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh về việc chuyển trường Mầm non 24A thành trường Mầm non Bán công 24A.
Năm học 2006-2007, chuyển đổi trường Mầm non Bán công 24A thành trường Mầm non công lập 24A thực hiện cơ chế tự chủ một phần tài chính theo Quyết định số 4082/2006/QĐ-UBND ngày 08/8/2006 của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh.
Năm học 2012-2013, chuyển đổi trường Mầm non công lập 24A thực hiện cơ chế tự chủ một phần tài chính thành trường Mầm non 24A – quận Bình Thạnh theo Quyết định số 5939/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh.
Trường Mầm non 24A được xây dựng mới vào năm 2000 với diện tích là 1.230,97m2 nằm trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quanh khuôn viên trường ít tụ tập buôn bán, đây cũng là điểm thuận lợi cho trường về an ninh trật tự. Nhà trường luôn nổ lực, phấn đấu đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục của địa phương.
        Từ năm 2000 - 2013 Trường liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được nhận Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố. Năm 2009 được trao tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2012 trường vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, đạt Chi bộ Trong sạch vững mạnh tiêu biểu năm 2012; 2013. Năm 2013, trường Mầm non 24A được công nhận đạt thành tích tốt trong 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hai tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn đạt danh hiệu vững mạnh, xuất sắc.
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thạnh, Đảng ủy – Ủy ban nhân dân phường 24, các ban ngành đoàn thể địa phương cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình của các bậc Cha mẹ học sinh trong các hoạt động.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường được bố trí đầy đủ theo Điều lệ trường Mầm non và được phân công hợp lý, có đạo đức tác phong tốt, phẩm chất chính trị vững vàng, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn nổ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ quản lý đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 94,73%, giáo viên năng động sáng tạo trong việc thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non, được xếp loại chuẩn nghề nghiệp từ khá trở lên.
Tỷ lệ huy động trẻ luôn đạt và vượt chỉ tiêu được giao, trẻ đến trường chăm ngoan, lễ phép, tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, tích cực tham gia các hoạt động, có nề nếp tốt. Đa số phụ huynh có nhận thức và nắm được kiến thức cơ bản trong công tác nuôi dạy trẻ.
Trước yêu cầu thực tiễn về việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của các trường mầm non nói chung, trường Mầm non 24A đã triển khai công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường theo nội dung tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
1.     Mục đích, lý do tự đánh giá:
Mục đích của việc tự đánh giá là giúp nhà trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; Thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường.
Thông qua kết quả tự đánh giá giúp cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu của trường. Từ đó có biện pháp khai thác, khắc phục phù hợp để cải thiện chất lượng hoạt động của nhà trường trong những năm tiếp theo nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quy định.
Thông qua việc tự đánh giá, nhận thức của lãnh đạo và tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên về công tác đảm bảo và hoàn thiện chất lượng được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Công tác quản lý nhà trường ngày một chặt chẽ và quy mô hơn. Công tác tự đánh giá thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục. Mỗi cá nhân sẽ nhận thức rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ được giao.   
2.     Quá trình tự đánh giá và những vấn đề nổi bậc trong báo cáo tự đánh giá:
Tháng 9/2012, Hiệu trưởng, 2 phó Hiệu trưởng và 3 giáo viên được tham gia tập huấn do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Để triển khai và hoàn thành tốt công tác tự đánh giá, nhà trường nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về việc hướng dẫn tự đánh giá trường Mầm non và thông báo đến cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường hiểu ý nghĩa mục đích, tầm quan trọng trong công tác tự đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục của đơn vị; Thành lập Hội đồng tự đánh giá theo Quyết định số 90/QĐ-MN24A ngày 01/9/2014, gồm có 11 thành viên là cán bộ, giáo viên, nhân viên có kinh nghiệm. Hội đồng tự đánh giá của trường xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên. Tổ chức tập huấn, hội thảo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng viết báo cáo cho từng nhóm.
Trong quá trình tự đánh giá, các thành viên tổ nhóm đã tiến hành thu thập, xử lý, phân tích các thông tin, minh chứng, đối chiếu, thống nhất về mức độ đơn vị đạt được theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí, đồng thời tiến hành viết đề cương tự đánh giá và công khai báo cáo tự đánh giá đến cán bộ, giáo viên, nhân viên. Qua công tác tự đánh giá cùng với sự góp ý của mạng lưới kiểm định chất lượng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận đã giúp nhà trường hoàn chỉnh đề cương báo cáo tự đánh giá, phân tích đánh giá làm căn cứ xây dựng kế hoạch tìm biện pháp để khắc phục những tồn tại nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường cho những năm tiếp theo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét